Giới thiệu về Arduino

Arduino là một nền tảng open source bao gồm cả phần mềm và phần cứng được thiết kế giúp làm việc với các board mạch điện tử trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Arduino che dấu đi sự phức tạp của điện tử bằng cách đơn giản hóa các khái niệm, che đi sự phức tạp của phần mềm bằng các thủ tục ngắn gọn thay phải làm việc xuống mức cấp  thấp của hardware, nhưng với Arduino thì chỉ cần gọi 1 hàm.
Bởi vì tính phổ biến và dễ dùng cùng với các vô vàn thư viện được tích hợp sẵn để làm việc với rất nhiều module phần cứng khác nhau, bạn chỉ cần quan tâm đến tính năng sản phẩm mà bỏ qua các khái niệm phức tạp (protocol, datasheet …​) từ đó dễ dàng tiếp cận và làm ra các sản phẩm tuyệt vời mà không cần phải biết nhiều về điện tử.
Arduino bao gồm một phần mềm lập trình là Arduino IDE mà bạn sẽ tìm hiểu trong các bài sau và một tập hợp rất nhiều các board mạch Arduino có thể lập trình được bằng phần mềm này với các biến thể khác nhau. Ban đầu phần lớn các board này đều dựa trên các chip họ AVR của Atmel sản xuất, nhưng sau này có rất nhiều nhà sản xuất sử dụng các chip khác nhau như ARM, PIC, STM32 gần đây nhất là ESP8266, ESP32… với năng lực phần cứng và phần mềm đi kèm mạnh mẽ hơn nhiều cũng release ra thư viện giúp làm việc được với Arduino như các board Arduino chính chủ.


Phần mềm lập trình Arduino IDE




Một số dòng board Arduino gốc phổ biến ban đầu

Espressif: ESP8266, ESP32, ESP8285

ESP8266 là một wifi SOC (system on a chip) được phát triển bởi Espressif Systems, một công ty thiết kế chip của Trung Quốc. ESP8266 được tích hợp với đầy đủ các tính năng về internet với kích thước rất nhỏ gọn với mức giá khiêm tốn (tầm 2$). Tuy rằng các chân điều khiển hạn chế hơn so với các board Arduino nhưng với bộ nhớ lớn, tốc độ xử lý cao và đặc biệt là tích hợp 1 kết nối không thể thiếu trong giải pháp IoT là kết nối WiFi so với Arduino thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai triển khai dự án IoT. Chính vì vậy khi vừa ra đời Esp8266 đã nhanh chóng trở nên phổ biến.


Các board mạch dựa trên esp8266

Phiên bản tiếp theo của esp8266 là esp32 được trang bị cấu hình cao hơn rất nhiều cùng với việc được trang bị thêm kết nối Bluetooth Low Energy (BLE) khiến cho các dòng này càng phổ biến hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài 1: Giới thiệu về ThingsBoard IoT Platform

The algorithm in Golang

I'm ThanhCong Technology